Phân bố sét Tia_sét

Sét tại Belfort, Pháp.

Trên Trái Đất, sét phân bố không đều. Tần số sét đánh trung bình toàn thế giới xấp xỉ 44 (± 5) lần mỗi giây, hay gần 1.4 tỷ tia chớp mỗi năm.[22][61] Nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố sét trên thế giới, cũng như các loại sét khác nhau và tính chất của sét (hay dông nói chung) tại một vùng miền như: sự đối lưu mạnh hay yếu, vĩ độ và độ cao của nơi đó so với mực nước biển, loại gió chính, độ ẩm tương đối, vị trí gần hay xa các vùng nước ấm hoặc lạnh, cấu trúc địa chất...v.v.

Sét giữa mây và mây tại Gresham, Oregon.

Hơn 70% tia sét xuất hiện tại các vùng trên đất liền có khí hậu nhiệt đới,[27] nơi có hoạt động đối lưu khí quyển mạnh mẽ nhất. Sự pha trộn các khối khí nóng và lạnh hoặc các khối khí có chênh lệch độ ẩm có thể dẫn đến hiện tượng đối lưu mạnh, thường diễn ra tại ranh giới các khối khí. Chẳng hạn, một dòng biển ấm chảy qua các vùng đất liền khô cằn, như dòng Gulf Stream, sẽ gây đối lưu; điều này giải thích phần nào sự gia tăng tần số cơn dông và sét đánh tại vùng Đông Nam của Hoa Kỳ.

Trên các vùng biển, đại dương sét ít phổ biến hơn so với đất liền. Hoạt động đối lưu tạo nên dông là rất hiếm tại các vùng địa cực nên những nơi này là những nơi sét ít xảy ra nhất.

Ngoài ra, tỉ lệ xuất hiện của từng loại sét chính có thể thay đổi theo mùa và vĩ độ. Chẳng hạn, loại sét CG nhiều ở những nơi có độ cao đóng băng thấp, điển hình là các nơi vĩ độ trung, hơn là ở những vùng nhiệt đới nơi độ cao đóng băng thường trên 1 km.

Một số địa điểm có tần số sét cao nhất thế giới: vùng hồ Maracaibo ở cửa sông Catatumbo, Venezuela; gần ngôi làng Kifuka ở vùng núi miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo, Singapore, và khu vực Hẻm sét ở vùng Trung tâm Bang Florida, Hoa Kỳ.[25]

Hoạt động sét trên Trái Đất không phải luôn luôn bất biến trong từng thời kì lịch sử của Trái Đất mà biến đổi theo sự phát triển của khí hậu và thời tiết chung trên Trái Đất. Khí quyển của Trái Đất hiện nay rất khác so với hàng nghìn, hàng triệu năm trước. Nghiên cứu khoa học về sét trên Trái Đất qua các thời kì được gọi là paleolightning. Nó dựa trên việc phân tích các khoáng vật fulgurite sét để lại trong vỏ Trái Đất và các nghiên cứu của ngành Cổ từ học, về sự biến đổi từ trường Trái Đất trong lịch sử. Người ta cho rằng hoạt động núi lửa trên Trái Đất nguyên thủy có thể dẫn tới hình thành sét, và chúng là một trong những nguồn năng lượng chính đóng góp vào sự phát triển sơ khai của sự sống (xem thêm phần sau).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tia_sét http://stratocat.com.ar/fichas-e/1989/PAL-19890605... http://museumvictoria.com.au/pharlap/horse/lightni... http://books.google.com.br/books?id=zwwLaUM4lGAC&p... http://www.ufpe.br/new/visualizar.php?id=5005 http://amsglossary.allenpress.com/glossary/search?... http://www.boston.com/news/globe/health_science/ar... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/340767 http://ecmweb.com/content/path-least-resistance http://www.howstuffworks.com/Lightning.htm http://mauryk2.com/2010/11/06/john-kasper-the-nati...